Kinh nghiệm mua nhà đất



Chia sẻ tiếp theo của chị Thảo Vũ (phần 2)

TÔI VIẾT BÀI NÀY VỚI TƯ CÁCH NGƯỜI ĐẦU TƯ NHÀ LIỀN THỔ HOẶC ĐẤT TẠI SG

Tôi đã từng quan tâm nhà chung cư để mua dùm bạn, nhưng bỏ tiền ra mua hay bán thì chưa từng mua dạng này. Tôi cũng chưa mua bán bđs dự án nha.

Đừng bao giờ nghĩ mình ko có tiền, đọc bài này làm gì? Ko thể nào đoán định được tương lai và nếu mua lầm bất động sản, ko phải chuyện đùa , lớn thật sự và đầu óc mệt lắm á.

1. Xác định thời điểm mua

Khi thiên hạ ùn ùn đi mua chớ dại ôm tiền đi, sốt giá cao và chủ nhà khá chảnh. Nếu gặp được nhà giá hợp lý mới nên mua, rất ko nên mua đuổi thị trường. Chớ nghe người môi giới vì hiếm môi giới nào dám cản mình mua giai đoạn cao trào. Bđs sẽ lặng khi bank tăng lãi suất. Các bạn cứ để ý hễ thị trường sốt quá cao là bank siết chặt cho vay, tăng lãi suất. Thị trường hạ nhiệt , kế đó nếu đất vùng ven đang sốt ầm ầm, nhà nước siết bằng cách ko cho tách thửa, giao dịch trầm lắng ngay, khi vùng ven trầm lắng sẽ kéo bđs nội thành trầm lại. Nhưng bđs nội thành ko đóng băng như vùng ven, chỉ trầm lại với giao dịch ít ít. Tôi xưa giờ ko nghe ai tư vấn, càng ko nghe môi giới nói gì vì người ta chưa chắc đã biết rõ, biết chưa chắc họ nói. Vẫn là tự mình đoán định thị trường. Chưa kể môi giới hay thúc mình mua để ăn hoa hồng. Nên nhớ môi giới tốt luôn luôn có nhưng là hiếm nha bạn. Những điều tôi viết là kng qua bao mùa sốt đất đúc kết tặng miễn phí bạn đó.

2. Nên đi xem thật nhiều bđs trong khu vực mình muốn mua và khu lân cận để biết mặt bằng giá, tránh tình trạng bị mua mắc, kê giá ăn chênh lệch của người môi giới (cò)

Mua tờ báo MUA BÁN để xem, cò và chủ đăng cực kỳ nhiều ở trên báo, xem trước, điện thoại hỏi kỹ càng lại các điều thắc mắc và hẹn giờ đến xem. Đừng đi mà ko điện thoại nhiều khi ko có ai mở cửa.

Những bđs đăng mà ko có địa chỉ cụ thể căn nhà 99/100 là cò đăng, chủ sẽ ghi địa chỉ cụ thể, trừ khi đất ko có địa chỉ. Mua qua cò cũng ok nhưng mua trực tiếp chủ sướng hơn vì khi đó chủ ko tốn tiền trả cò, mình trả giá thấp được, vì thực chất tiền cò chủ trả nhưng họ tính vô giá bán. Mua qua cò cũng ok nếu cò đàng hoàng, còn mua chính chủ thương lượng trực tiếp thoải mái hơn. Những tin ghi chính chủ mà ko ghi địa chỉ cụ thể đa phần cò đăng mạo danh chủ nhà.

3. Chọn cụ thể bđs như thế nào

Tùy túi tiền mà mua bđs to hay nhỏ, nhưng nên ưu tiên nếu mua nhà nên mua nhà có diện tích(S) lớn. Đừng ham nhà nhiều tầng lầu mà đất có chút ét. Đi cao mỏi chân, ở khá mệt, nếu bán cũng kén khách. Nhà có người già họ sẽ chê. Nhà có S lớn theo thời gian giá lên cao. Nhà S nhỏ, chỉ nhiều tiền xây về lâu về dài ko lên bằng.

Nhà nên vuông vức, nở hậu càng tốt, tốp hậu khó bán, mình ở cũng ko hên. Nhà nên có chiều rộng và dài tương đối, đừng cái ít quá cái nhiều quá. Thí dụ ngang 4 dài 12 sẽ ưu tiên hơn ngang 3 dài 15. Nói vậy chứ mua một bđs là xem nhiều yếu tố phối hợp.

Hẽm nhỏ quá khó bán hay ở ra vô khó, nhưng nếu ít tiền mà muốn mua nhà S lớn( S là diện tích) cũng ok vì hẽm lớn ở thành phố giá khá cao. Tui coi vậy chứ nhà hẽm 2 m tui ra vô bán hoài.

Hết sức chú ý xung quanh có trường, chợ, bịnh viện...ko? Càng gần những nơi tiện ích càng tốt.

Chú ý xem quanh đây có mồ mả ko? Có kênh rạch sát nhà ko? Có mồ mả mà người ta khuất mình ko thấy, chủ giấu sau này ở ko ok lắm và nếu bán rất khó.

Chú ý xem có bị ngập nước ko? Rất quan trọng, phải tự mình nhìn, chủ nhà hay môi giới tôi từng gặp đa phần nói dóc vụ này.

Hỏi hàng xóm nếu ko có kinh nghiệm nhìn, hỏi luôn khu an ninh ko, có vấn đề gì ko? Nên hỏi vài người đừng hỏi chỉ một người.

Khu ngập nước rất dễ biết, nhà nào cũng xây cao, thậm chí có nhà xây cái đê chắn nước vô nhà. Bước ra một góc cách xa nhà muốn mua xíu, nhìn xuống đất coi nhà đó có đang ở vùng trũng thấp ko ?

4. Coi về kết cấu xây dựng

Nhìn xem nhà xây có hợp ý mình ko, kết cấu hợp lý ko? Nếu ko ok sửa dễ dàng ko, khoảng bao nhiêu tiền cho vụ sửa đó, nếu cần alo hỏi thợ luôn. Lên lầu đập chân xuống nền sàn, nếu tiếng đặc là xây vững, nếu nghe trong là nền yếu. Nền yếu ko nên mua, vụ này tui gặp hoài.

Nhiều quá ko nhớ hết, tạm như thế đã.

5. Xét quy hoạch khu vực và tính pháp lý bđs

Vụ này dễ rồi, cứ xin bản photo chủ quyền bđs đem ra ủy ban phường, xã , quận hỏi, rất dễ dàng ko ai làm khó. Hoặc ra bất kỳ phòng công chứng nào hỏi cũng được nhưng tốn 100 ngàn. Còn ủy ban ko tốn đồng nào, nhớ nói rõ tui muốn mua, coi kỹ dùm.

Tôi xưa giờ chỉ mua bđs có sổ hồng sổ đỏ riêng, ko mua giấy tay, sổ chung. Còn thiên hạ vẫn mua, mua kiểu đó vì họ ít tiền hay nhà đầu tư biết đường đi làm giấy tờ sẽ lời nhiều. Cũng nguy hiểm vì có những trường hợp một bđs bán nhiều người, lừa đảo đó. Còn có sổ đàng hoàng thì ko làm vậy được. Kể cả sổ mới ra vài tháng cũng nên hỏi quy hoạch nha, hỏi coi đúng ng trên giấy tờ là chủ ko vì sợ giấy tờ giả. Hỏi ủy ban hay phòng công chứng đó.

Khi đặt cọc sẽ so chứng minh nhân dân với sổ hồng, coi mặt đúng hình ko. Coi số cmnd và ngày cấp, coi toàn bộ hồ sơ nhà gồm có giấy trước bạ, bản vẽ nếu có ,chủ quyền, quyết định đổi số nhà nếu có.

Dài quá rồi, kỳ sau viết tiếp nha về hợp đồng mua bán, đặt cọc, điều khoản khi chuyển nhượng.


Nhận xét