Chết vì chứng khoán



Nay mình chia sẽ chủ đề này hơi lạ xíu, nhưng nó đang diễn ra nhà nhà nói về chứng việt, và trong tuần vừa rồi mình chứng kiến 1 số người mất số tiền lên đến hơn 20 tỷ, mới hôm qua vừa nói chuyện với 1 đứa em cũng nướng mất 40.000 đô.

Nên mình chia sẽ xíu để chị em group có cái nhìn sâu hơn về chứng khoán để bớt rủi ro. Cá nhân mình đầu tư chứng khoán năm 2011 và vẫn không quên được cú dập mặt khá khá vào 5/2012 khi thị trường sập, cổ phiếu rớt như dao rơi. Xưa mình gà lắm, F0, toàn nghe theo mách nước từ 1 số anh chị quen.

Sau này, bị vã nhiều nên tập trung học hành nghiêm túc, làm lại và trải nghiệm nhiều hơn, ai bước vào thị trường này cũng sấp mặt vài lần rồi khôn lên, ai chẳng đi nghiệp dư mới đến chuyên  nghiệp, rồi mấy năm nay đầu tư thêm vàng, chứng khoán Mỹ, ít coin các loại, toàn làm cá nhân.

Nói vậy để thấy đầu tư chứng khoán không dễ như nhiều người nghĩ: mua giữ dài hạn, cứ mua là lời, có gì đâu mà chết!😄

Dễ vậy ai cũng giàu hết rồi. Đâu cần làm ngày 8 -12 tiếng, thức khuya dậy sớm, kinh doanh buôn bán nhặt từng đông chi cho mệt. Dễ vậy đi ai làm mô giới chứng khoán, hay tư vấn tài chính… ? 

Thật ra, thị trường chứng khoán rất nhỏ so với các thị trường tài chính lớn khác như ngoại hối, tiền điện tử, kim loại quý (vàng bạc), và độ biến động cũng thấp hơn rất nhiều. Chứng khoán Việt rất nhỏ và đang từng bước hoàn thiện để theo luật chơi thế giới.

-Về lợi nhuận 15%/năm là cao cho chứng khoán, trừ năm 2020 lợi nhuận cao hơn do dịch, không sản xuất được nên bà con dồn tiền vào chứng nên giá cao vút vậy, không chỉ Việt Nam mà chứng khoán thế giới cũng tăng cao ngất.

Thế nhưng, tại sao có người thắng đậm, có người lỗ dập mặt… như đợt tháng 1-2/2021?

>>Ai đứng ngoài nói mồm cũng rất hay nhưng khi vào thị trường giao dịch bằng tiền thật, khối lượng lớn mà gặp thị trường đi ngược, biến động mạnh thì có lúc thở không nổi, tè không xong … lúc đó dù có kế hoạch giao dịch thiết lập sẵn nhưng quên sạch và ra những quyết định sai …thế là cháy tài khoản, sạch túi chứ sao. 🙃

Rất nhiều vấn đề trong con người mình phải rèn luyện.

Ngay cả những người chuyên nghiệp, lăn lộn thị trường nhiều năm, vẫn có lúc bị sai lầm này, nó gọi là điểm mù cảm xúc, mất kết nối với thị trường. 

>>Chứng khoán nói riêng hay đầu tư tài chính nói chung bản chất là cuộc chiến tâm lý.

Do đó, với người mới vào thị trường hoặc những ai đầu tư không chuyên để bớt sai, thì mình cần chơi đúng luật, mảng này có quy luật riêng và kinh nghiệm tích luỹ các ngành khác không áp dụng được gì trong mảng này.

1.Tài chính là môn đầu tư theo xác suất, dù mình có tính toán dự báo tốt đến đâu thì vẫn có khả năng sai, nên phải tuân thủ quản lý vốn chặt chẽ, không tất tay.

2.Bản chất con người không thay đổi, con người điều khiển thị trường nên thị trường không thay đổi, lịch sử thường lặp lại và hầu hết người đầu tư thua lỗ hay quên lỗi sai từ quá khứ.

3.Thị trường luôn luôn đúng, chỉ có mình mới sai, đừng mong thị trường chạy theo ý mình và cần đọc hiểu được thực trạng câu chuyện thị trường, không yêu không ghét không cảm xúc.

4. Kiên nhẫn, chờ đợi đến khi có cơ hội.

5.Đi theo xu hướng thị trường, xu hướng là bạn.

Cổ phiếu (vàng, ngoại hối, coin) không vận hành đơn lẽ, do đó khi canh me cổ phiếu nào, ngoài việc tìm hiểu các chỉ số tài chính, chiến lược mô hình KD của doanh nghiệp đó thì mình cần phân tích nhóm ngành. Tất cả có mối liên quan với nhau, 1 vài cổ phiếu trong nhóm tăng thì các cổ còn lại cũng sẽ tăng theo. Ví dự như nhóm ngân hàng, công nghệ gần đây, nhóm blue chip… nhóm hàng đầu giảm giá thì thị trường sắp đảo chiều.

.

Đám đông không phải lúc nào cũng đúng và chiến lượt đầu tư BĐS áp dụng vào đầu tư chứng khoán rất rủi ro. Vì BĐS ai có thông tin sớm sẽ có lợi nhảy vào sớm, thị trường nhỏ. Còn chứng khoán, tài chính cần tập hợp nhà đầu tư, cá mập lớn… mới dịch chuyển được thị trường, nên khi đầu tư mà nghe ngóng, chạy theo tin tức rất dễ sấp mặt. 

Lúc đó 2 phe Buy/sell đang tranh chấp chưa ngã ngũ về bên nào, nhỏ lẻ như mình nhảy vào là chết ngay. Mình chỉ nhảy vào khi tranh chấp đã xong, thị trường dịch chuyển theo 1 hướng cụ thể.

.

Không phải chờ khi có cổ phiếu rồi mới bán, mà những cá mập sẽ bán khống trước khi nắm giữ cổ phiếu. Nên thị trường sẽ có những cú đạp ở thời điểm không ngờ nhất và dễ bị thao túng, nên khi đầu tư phải biết chính xác mình đang ở con sóng thứ mấy của thị trường, 1,2, 3 hay 5. Chứ không phải thấy cổ đăng tăng nhảy trúng ngay đỉnh con sóng và đu đỉnh tòng teng.

.

Giống như trước Tết mình phải thúc giục anh chị em trong nhà phải chốt lời cổ phiếu ngay, lúc đang ở đỉnh thì khoảng hơn tuần sau cổ phiểu rớt cực nhanh.

Hay đợt covid bùng phát tháng 4/2020, mình đầu tư vàng và kêu mọi người mua vàng đi khi nó ở mức 1680 đến chốt lời ở mức 1950, thì có người chị rất thân ở Canada thấy lời quá, lên đến 2050 cũng không chịu chốt rồi… vàng xuống cái èo lại vạch xuất phát, phí gì đâu .

Đừng tham lam khi làm thị trường này, phải có chiến lược biết khi nào vào khi nào thoát, cứ tiền vào trong túi mình đã rồi tính sau.

.

Cách mình để mất 1 đô với 10.000 đô giống nhau, nên gì thì gì phải bảo vệ tiền trước khi kiến tiền. Khi giao dịch nên chia nhỏ vị thế vào lệnh giống như dò thám thị trường trước,  sau đó mới bước 1 chân, rồi 2 chân. Ví dụ đợt 1 20%, đợt 2 30%, rồi đợt 3, 4. Đó là cách giảm thiểu rủi ro cho mình. 

Đầu tư thật chắc kiến thức và trải nghiệm thị trường chứng khoán, cơ hội luôn luôn có phải biết chờ đợi, đừng nôn nóng mà đu đỉnh.

Vậy nhé, mình chia sẽ chút chút kinh nghiệm cá nhân đầu tư trong mảng này, không bổ ngang bổ dọc cho ace mình..

Kiều Oanh Nguyễn

Nhận xét